-
1
Đậu hũ tươi, non:
Đối với đậu hũ tươi hoặc đậu hũ non khi mua về, tốt nhất nên luộc qua, để ráo, rồi ngâm vào nước chín cất vào tủ lạnh, nhớ thay nước mỗi ngày. Cách này có thể bảo quản đậu hũ tươi ngon được vài ba ngày. Nếu không luộc mà chỉ ngâm đậu hũ trong nước rồi cho vào tủ lạnh thì vẫn xảy ra trường hợp đậu hũ bị nhớt.
Vì đậu hũ dễ hấp thu mùi của các thực phẩm khác nên cần phải đậy kín nắp để không bị ám mùi. Nếu muốn bảo quản đậu hũ lâu hơn có thể cho vào ngăn đá để đông lại (không ngâm trong nước), cách này có thể giữ đậu hũ cả tháng không bị hư hỏng.
-
2
-
3
Nấm rơm tươi:
Nấm rơm tươi là thực phẩm thường được dùng nhiều trong chế biến thức ăn chay. Tuy nhiên nấm rơm hay còn mùi rơm làm mất ngon cho dù đã ngâm rửa kỹ. Sau khi đã sơ chế nấm rơm, có thể ngâm nấm qua nước có pha một ít bột năng khoảng 20 phút, vớt nấm ra xả sạch. Nấm sẽ không còn mùi rơm nữa và nấm sẽ giòn hơn.
-
4
Nấm hương, nấm đông cô khô:
Nấm hương, nấm đông cô khô thường bám nhiều nhiều cát, đất. Nên rửa kỹ nấm, sau đó cho nấm ngâm vào nước ấm có pha một ít đường ngâm khoảng 1 giờ. Khi nấm nở lớn, cát đất còn bám trong các kẽ nấm sẽ rơi ra hết. Nhờ nước ấm có đường, nấm khô sẽ hấp thu nước nhanh, dễ nở và giữ được mùi thơm đặc trưng của nấm, đồng thời nấm khi chế biến sẽ có vị ngọt đậm hơn.
-
5
Nấm mèo (mộc nhĩ):
Nấm mèo sau khi rửa sạch cát đất, chất bẩn, cho nấm vào nước vo gạo đun sôi khoảng 5 phút, nấm sẽ nở nhanh và có mùi vị thơm ngon hơn
-
6
Tương hột, tương xay:
Tương hột, tương xay là nguyên liệu thường dùng trong các món chay nên cũng cần có sẵn để chế biến thức ăn. Loại bán sẵn thường là tương nguyên liệu nên mặn chưa dùng ngay được mà phải chế biến lại. Sau khi xào tương hột hoặc tương xay với gia vị vừa ăn, cho tương vào hũ, đổ thêm lớp dầu ăn lên mặt như vậy sẽ giữ tương được lâu. Khi sử dụng, đổ dầu ra, múc tương đủ dùng, sau đó cho lớp dầu ăn trở lại lên mặt tương.